Nhanh chóng – Bảo mật – Uy tín – Giá rẻ
Dịch vụ Công chứng tại nhà Country House với hơn 5 năm kinh nghiệm. Văn phòng công chứng của chúng tôi với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về dịch vụ và pháp lý.
Tại Nhà – Nhanh Chóng – Hiệu Quả – Tin Cậy – Giá Rẻ là phương châm phục vụ của chúng tôi. Chúng tôi cung cấp các giải pháp toàn diện về dịch vụ công chứng, sao y chứng thực các giấy tờ và hợp đồng cho khách hàng. Nhận làm tại nhà khách hàng.
Dịch vụ Công chứng tại nhà Country House của chúng tôi đem đến giá trị thực cho khách hàng với chính sách chi phí thấp, thủ tục công chứng nhanh chóng tại nhà và tiện lợi nhất. Chúng tôi làm việc với phương châm “ Hiệu quả – An toàn – Uy tín – Chi phí thấp.
Chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. Đến với chúng tôi, quý khách được chào đón tư vấn online 24/7 thông qua số HOTLINE của chúng tôi.
Vào các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ chúng tôi chỉ nhận tư vấn thông qua số HOTLINE và có đến tận nơi nhận giấy tờ, thủ tục để làm nhanh nhất cho quý khách hàng vào ngày làm việc tiếp theo của tuần mới.
Chi phí dịch vụ công chứng tại nhà là một trong những yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu. Để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định hợp lý, chúng ta sẽ cùng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và cách tính phí cụ thể.
Ghi chú:
Quy trình minh bạch và nhanh chóng Công chứng tại nhà Country House với các bước chuẩn chỉ dưới đây:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 3: Thực hiện công chứng
Bước 4: Giao kết quả
Với quy trình chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ công chứng tại nhà nhanh chóng, tiện lợi và chất lượng nhất.
Để biết được khái niệm Công chứng là gì? hôm nay, chúng tôi Congchungtainha.com có xin trích dẫn một bài viết rất hữu ích từ công ty luatminhkhue, xin các bạn đón đọc.
Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
– Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
– Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
– Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.
Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.
Xuất phát từ khái niệm công chứng, ta thấy hoạt động công chứng có sự tham gia của các chủ thể như:
+ Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng như: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
+ Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài
+ Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Trong đó:
+ Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).
+ Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).
+ Đối tượng được công chứng là Văn bản công chứng bao gồm hợp đồng, giao dịch, bản dịch
Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng phải là tiếng Việt.
Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay không có điều luật nào quy định về các trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên mỗi giao dịch khác nhau sẽ có quy định cụ thể về việc công chứng.
Ví dụ theo quy định tại Điều 122 của Luật nhà ở và Điều 430 của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán nhà ở phải thực hiện công chứng theo quy định.
– Đối với các hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, bất động sản trừ trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải thực hiện công chứng theo quy định theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.
– Các hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản và có công chứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015.
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013.
– Ngoài ra di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được công chứng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.
– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 647 của Bộ Luật Dân sự 2015.
– Văn bản về lựa chọn người giám hộ bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015.
Ngoài những trường hợp bắt buộc phải công chứng được quy định cụ thể trong một số Luật chuyên ngành cụ thể thì tùy theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức cũng có thể thực hiện công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch khác.
Theo quy định của pháp luật hiện hành người có thẩm quyền công chứng hiện nay là công chứng viên. Công chứng viên là người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng và được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
– Văn phòng công chứng chỉ được thành lập mới ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, có con dấu, có tài khoản riêng.
– Phòng tư pháp: Căn cứ theo nhu cầu công chứng ở địa phương thì Sở Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Trong đề án cần nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập văn phòng công chứng, dự kiến về việc tổ chức, tên gọi, nhân sự và địa điểm đặt trụ sở. Trong thời gian là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập phòng công chứng thì sở tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc đăng báo địa phương nơi đặt trụ sở của phòng công chứng trong ba số liên tiếp.
Theo đó tổ chức, cá nhân khi muốn thực hiện thủ tục công chứng tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Hiện nay đối với một số giao dịch pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng tuy nhiên việc công chứng sẽ giúp các bên bạn chế được các rủi ro từ những hợp đồng, từ những giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.
Thủ tục công chứng gồm một số bước sau đây:
Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn (Bản photo và bản gốc để đối chiếu) và nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ. Nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm.
Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.
Bước 4: Các bên sẽ ký và điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/cong-chung-la-gi—khai-niem-cong-chung-duoc-hieu-nhu-the-nao–.aspx
Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
Việc công chứng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế, còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.
Theo quy định trên, công chứng do công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
Sao y bản chính là sao chép toàn bộ nội dung và hình thức của một văn bản từ bản chính, đồng thời kèm theo dấu thị thực của cơ quan có thẩm nguyền.
Đây chính là việc của cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc và căn cứ vào sổ gốc (bản chính) để cấp bản sao như theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Theo nội dung chứng thực được đề cập trong Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thì việc sao y bản chính được các cơ quan sau có thẩm quyền chứng thực:
Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 thì chứng thực là việc của cơ quan có thầm quyền để chứng thực về năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký, thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch.
Nói một cách dễ hiểu, chứng thực hợp đồng, giao dịch thường quan tâm về mặt hình thức mà không đề cập cụ thể đến nội dung chứng thực ra sao. Chứng thực thường có giá trị pháp lý thấp hơn so với công chứng.
Có.
Khi đi công chứng nhất thiết các bạn phải mang theo bản chính để đối chiếu. Nếu không có thì xin hãy gọi cho Hotline chúng tôi sẽ tư vấn thêm nếu không có bản gốc.
Để phân biệt dễ dàng giữa công chứng và chứng thực, bạn hãy dựa vào một số đặc điểm cơ bản như sau:
Công chứng | Chứng thực | |
Khái niệm | Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014: Công chứng là việc của công chứng viên tại một tổ chức hành nghề công chứng để chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, không trái đạo đức xã hội. | Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP: Chứng thực là việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng với bản chính trong lúc đối chiếu. |
Bản chất | – Xác thực về mặt nội dung và công chứng viên sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó để giảm thiểu rủi ro. – Mang tính pháp lý cao hơn. | Chứng thực về sự việc như thời gian, địa điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện,… thường không đề cập đến nội dung. |
Cơ quan thực hiện | Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng. | Phòng tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường; Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc công chứng viên. |
Người có thẩm quyền | Công chứng viên | Trưởng phòng, Phó phòng tư pháp cấp huyện hoặc Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. |
Giá trị pháp lý | – Văn bản công chứng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày được xác thực và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. – Những tình tiết, sự kiện trong bản hợp đồng, giao dịch được công chứng thì không phải chứng minh (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu). Nói cách khác, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ. | – Bản sao được chứng thực (từ bản chính) có giá trị sử dụng tương đương như bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (Ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác tại thời điểm đối chứng). – Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về sự việc như thời gian, địa điểm đã ký kết hợp, năng lực hành vi dân sự,… |
Về chúng tôi
Dịch vụ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ của chúng tôi đem đến giá trị thực cho khách hàng với chính sách chi phí thấp, thủ tục công chứng nhanh chóng và tiện lợi nhất. Chúng tôi làm việc với phương châm “Hiệu quả – An toàn – Uy tín – Chi phí thấp”.