Chúng tôi Congchungtainha.com chuyên cung cấp Dịch vụ lập vi bằng tại Hà Nội và TPHCM đây là dịch vụ hữu ích, uy tín, giá rẻ, thủ tục nhanh, làm tại nhà, hồ sơ lấy ngay trong ngày…mục đích nhằm đảm bảo tính chất pháp lý cao nhất của một sự kiện.
Công chứng vi bằng là gì? Sổ hồng công chứng vi bằng là gì? Có nên mua nhà công chứng vi bằng không?Dịch vụ lập vi bằng giá rẻ nhất Hà Nội ở đâu uy tín?.
Đấy là những câu hỏi năm 2020-2024 mà mọi người thường đặt ra khi đi mua bán tài sản được người bán giới thiệu. Vì trong thực tế thì rất nhiều người không hề biết đến cụm từ “Vi bằng” là gì và cũng không biết được giá trị pháp lý của việc công chứng vi bằng bao gồm những gì?.
Để mọi người có thể hiểu và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vi bằng thì Congchungtainha.com sẽ giải nghĩa một cách cụ thể và một số công tác liên quan đến việc công chứng vi bằng qua bài viết ngay sau đây.
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Khoản 3, điều 2, Nghị định 08/2020/NĐ-CP) theo quy định của Pháp luật
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/08/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Thông tư 223/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính;
- Phiếu Yêu cầu của khách hàng về việc Lập vi bằng.
Các loại Vi bằng
Hiện nay, tại Việt Nam đang có 2 loại Vi bằng mà các văn phòng thừa phát lại đang làm như sau.
- Vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi;
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng.
Thời gian lập vi bằng
Thời gian lập vi bằng là từ 01 – 03 ngày. Trường hợp cần thiết chúng tôi có thể cử Thừa phát lại thực hiện thủ tục lập vi bằng ngay khi có yêu cầu của quý khách hàng.
Chức năng của thừa phát lại – vi bằng
- Chỉ duy nhất Thừa phát lại được lập vi bằng, ghi nhận sự kiện, hành vi trong đời sống cộng đồng; vi bằng được dùng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
- Tống đạt văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án;
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự;
(thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).
Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý hay không?
Việc lập vi bằng trong các giao dịch về dân sự không những là căn cứ để các bên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng thời hạn các cam kết, thỏa thuận của các bên, mà còn là nguồn chứng cứ quan trọng để Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp, khiếu kiện xảy ra.
Về giá trị pháp lý của Vi bằng được quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP
- Giúp cơ quan Tòa án, các cơ quan hành chính nhà nước khác giải quyết các việc liên quan đến người dân được khách quan, chính xác, kịp thời, phù hợp pháp luật;
- Giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về dân sự, kinh tế, thương mại, hành chính, lao động;
- Hỗ trợ Luật sư những chứng cứ cần thiết để bảo vệ các quyền lợi của thân chủ;
- Hỗ trợ cơ quan công chứng khi công chứng các giao dịch.
Từ nghị định của chính phủ ta có thể kết luận rằng công chứng vi bằng sẽ chỉ có giá trị làm bằng chứng và không đủ điều kiện pháp lý để làm thủ tục sang tên tài sản cho bên mua.
Vì vậy mà văn phòng Thừa phát lại sẽ chỉ ghi lại hành vi trao đổi, giao dịch tài chính, tài liệu và không chứng thực giao dịch mua bán. Công chứng vi bằng ở đây được hiểu đơn gian là bằng chứng của thỏa thuận và giao dịch giữa 2 bên.
Từ những giá trị trên, có thể thấy rằng, việc lập vi bằng là cần thiết và ngày càng phố biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được quy trình lập Vi bằng. Và Congchungtainha.com sẽ giúp Qúy khách hàng giải quyết vấn để này một cách nhanh chóng thông qua dịch vụ lập Vi bằng trọn gói của chúng tôi.
Công chứng vi bằng là gì? tại sao phải lập vi bằng?
Vi bằng là một loại văn bản do Thừa phát lại lập để ghi nhận lại sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng được cho là hợp lệ khi được Thừa phát lại lập đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự theo đúng pháp luật và gửi cho Sở Tư Pháp.
Ngoài Thừa phát lại ra thì về mặt dân sự những người sau cũng có thể lập vi bằng là các nhân viên công lực, thẩm phán hòa giải, phụ tá công lý, chưởng kế. Công chứng vi bằng chỉ ghi nhận lại những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và việc ghi nhận này phải được đảm bảo là khách quan trung thực nhất.
Xem thêm>> Nếu bạn muốn dùng dịch vụ công chứng tại nhà
Trong những trường hợp đặc biệt Thừa phát lại có quyền được người bên thứ 3 đến để làm chứng và chứng kiến việc lập vi bằng. Trong các quyền của Thừa phát lại thì công chứng vi bằng là một việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng nhưng nó bao hàm rộng hơn và có tính pháp lý mạnh hơn.
Sổ hồng công chứng vi bằng là gì?
Sổ hồng công chứng vi bằng là trường hợp bạn không có sổ hồng thì bạn khồn thể đến các cơ quan có thẩm quyền để công chứng là chuyển nhượng đất. Trong trường hợp mua bán nhà và đất ở thì văn phòng thừa phát lại cấp vi bằng chỉ trên danh nghĩa là người làm chứng trong việc giao dịch nhận tiền và giao tiền của 2 bên bán và bên mua.
Công chứng vi bằng do Thừa phát lại cấp chỉ có giá trị làm bằng chứng trước tòa và các mối quan hệ pháp lý khác; nó còn được dùng để chứng minh các bên đã chuyển tiền, nhận tiền và nhận giấy tờ bất động sản,…
Vi bằng đóng vai trò làm bằng chứng để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng như hoàn thiện bản hợp đồng đã được đề ra trước đó theo đúng với pháp luật quy định. Công chứng vi bằng hiện tại được chia làm 3 bản chính là:
- 01 bản do bên yêu cầu chuyển nhượng giữ.
- 01 bản được giữ ở bộ phận đăng ký và lưu giữ hồ sơ của Sở Tư Pháp.
- 01 bản được lưu trữ tại văn phòng của người Thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu.
Kinh nghiệm có nên mua nhà công chứng vi bằng hay không?
Như chúng tôi đã nói ở phần trên thì vi bằng chỉ có giá trị là chứng cứ ghi lại các sự kiện, hành vi và giao dịch giữa các bên mà không thể nào đóng vai trò thay thế cho các tài liệu hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.
Theo kinh nghiệm mua nhà vi bằng của chúng tôi, trường hợp vi bằng không có đủ giá trị về mặt pháp lý thì người mua sẽ không có quyền sử dụng tài sản đất đai, nhà cửa mà mình đã bở tiền ra mua. Do đó mà việc thế chấp, chuyển nhượng và mua bán nhà ở đất đai bằng công chứng vi bằng là không được phép.
Từ những thông tin kể trên chúng ta có thể thấy việc mua bán và chuyển nhượng đất đai chỉ thông qua việc lập công chứng vi bằng sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho người mua vì đây chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để có thể làm các thủ tục sang tên đổi chủ.
Quy định về vi bằng và lập vi bằng của thừa phát lại
- Vi bằng là văn bản, phải do chính thừa phát lại lập, không được ủy quyền, không được nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng, hoặc không được lập vi bằng thông qua lời mô tả của người khác.
- Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nôi dung của văn bản.
- Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập.
- Vi bằng do thừa phát lại lập đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh.
- Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài, việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
Trình tự thủ tục lập vi bằng theo đúng pháp luật
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Vậy để tiến hành lập vi bằng thì trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? và này Congchungtainha.com sẽ hướng dẫn 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.
- Bước 2: Khách hàng sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng
- Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
- Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Dịch vụ lập vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại ở đâu?
Congchungtainha.com chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có “dịch vụ tư vấn lập vi bằng” tại Văn phòng Thừa phát lại.
Dịch vụ lập vi bằng tại Hà Nội gồm các loại hình sau
- Lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ (như vi bằng mua bán hàng hóa, vi bằng về chuyển nhượng nhà đất …);
- Lập vi bằng làm chứng cuộc họp gia đình;
- Lập vi bằng xác nhận thỏa thuận về việc phân chia tài sản, đất đai…;
- Lập vi bằng xác nhận hiện trạng trước khi xây dựng công trình;
- Lập vi bằng xác nhận tình trạng khi cho thuê nhà, hiện trạng nhà khi mua nhà;
- Lập vi bằng xác nhận việc chiếm giữ tài sản;
- Lập vi bằng xác nhận tình trạng khi ly hôn;
- Lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản, thỏa thuận nuôi con của vợ chồng khi ly hôn;
- Lập vi bằng về hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền;
- Lập vi bằng cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Lập vi bằng nghiệm thu công trình;
- Lập vi bằng việc đưa các thông tin không đúng sự thật, vu khống, nói xấu….;
- Lập vi bằng xác nhận thiệt hại, sự kiện pháp lý khác;
Liên hệ dịch vụ lập vi bằng
- Liên hệ qua số hotline để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.
- Gửi các thắc mắc, yêu cầu qua email: congchungtainha.com@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ tại địa chỉ ghi trên Website.
[gap]
[title style=”center” text=”câu hỏi thường gặp” tag_name=”h2″ color=”rgb(212, 61, 61)”]
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc lập công chứng vi bằng, Congchungtainha.com đã tập hợp được một số câu hỏi hữu ích cho các bạn cùng tham khảo, để khi đi làm vi bằng chúng ta không bỡ ngỡ nhé.
[accordion]
[accordion-item title=”Các trường hợp lập vi bằng?”]
Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại:
- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;
- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.
- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;
- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;
- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;
- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;
- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Xác nhận mức độ ô nhiễm;
- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Chi phí lập vi bằng là bao nhiêu?”]
Thường thì Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng.
Trên cơ sở khung giá đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác, nếu có.
Hiện mức bảng giá chi phí đang giao động từ: 1-3 triệu/ 1 bộ. Tuỳ vào từng địa điểm , thời gian và từng vụ việc cụ thể.
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Mẫu vi bằng mua bán nhà thế nào?”]
Congchungtainha.com xin giới thiệu đến độc giả mẫu vi bằng của các văn phòng Thừa phát lại được ban hành kèm theo Thông tư 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/2/2014 và hình ảnh vi bằng trên thực tế.
Mẫu số: B 02/VB.TPL (Ban hành theo TT số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/2/2014)
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
………………………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ……./BB-TPL | ……………, ngày …. tháng …. Năm…… |
VI BẰNG
Vào hồi ……….. giờ …………. ngày …….. tháng …… năm …….., tại ……..
………………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ………………………………………………………….. , chức vụ: Thừa phát lại
Ông (bà): ……………………………………………………. , chức vụ: Thư ký nghiệp vụ
………………………………………………………………………………………………………….
Với sự tham gia của: (nếu có)
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: (người yêu cầu lập vi bằng) ………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Số CMTND/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi cơ quan: ………
………………………………………………………………………………………………………….
Với sự chứng kiến của: (nếu có)
Ông (bà): ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Ông (bà): ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Số CMTND/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi cơ quan: …..
………………………………………………………………………………………………………….
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:
(nêu tên của sự kiện, hành vi lập vi bằng)
1) ………………………………………………………………………………………………………
2) ………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng:
(mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, văn bản, giấy tờ sau: (nếu có)
1) ………………………………………………………………………………………………………
2) ………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
Vi bằng này được đăng ký tại Sở Tư pháp …………………………………………………………………. và có giá trị chứng cứ.
Vi bằng được lập thành …. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào hồi …………. giờ………… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ(Ký, ghi rõ họ tên) | THỪA PHÁT LẠI(Ký, đóng dấu) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (nếu có)(Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG (nếu có)(Ký, ghi rõ họ tên) |
Có cấm công chứng vi bằng không?
Theo khoản 4 Điều 37 Nghị định 08/2020, nghiêm cấm Thừa phát lại lập vi bằng xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực.
Như vậy, sẽ cấm Thừa phát lại lập vi bằng với trường hợp chuyển nhượng nhà đất bằng việc viết giấy tờ tay; bởi vì, theo quy định tại Luật đất đai 2013 bắt buộc hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
Nhà giấy tờ vi bằng có bán được không?
Câu trả lời: CÓ
LÝ DO:
Vi bằng do Thừa phát lại lập, mục đích để ghi lại việc giữa các bên có giao nhận tiền. Còn tiền này mục đích làm ghì thì sẽ được ghi vào trong vi bằng.
Trong trường hợp có kiện cáo xẩy ra thì vi bằng là bằng chứng, chứng cư đã có giao dịch nhận tiền vì mục đích cọc bán nhà.
Nhà vi bằng có vay ngân hàng được không?
Câu trả lời là: KHÔNG
LÝ DO:
Nguyên nhân lý do được xác định là do công chứng vi bằng chỉ là một văn bản giúp bảo vệ quyền lợi trước pháp luật. Nó không có giá trị chứng minh tài sản đất đai là của bạn giống như sổ hồng và sổ đỏ. Do đó, nếu bạn muốn tiếp cận vốn ngân hàng với hình thức vay thế chấp tài sản nhà đất mà chỉ có trong tay công chứng vi bằng là rất khó khăn.
Kết luận
Trên đây là bài chia sẽ của Congchungtainha.com về các vấn đề liên quan đến dịch vụ công chứng vi bằng tại Hà Nội và TPHCM. Mong rằng bài viết này có thể giúp mọi người hiểu hơn về “công chứng vi bằng giá rẻ” và “lập vi bằng ở đâu”. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi.
Mọi thắc mắc hay cần tư vấn thêm về các vấn đề khác liên quan đến các dịch vụ công chứng quý khách vui lòng gọi đến hotline hoặc gửi thông tin đến địa chỉ email.
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
- Hà Nội: Số 83 Giải Phóng, Hoàng Mai
- TP.HCM: Số 82 Đỗ Xuân Hợp, Quận 9
- E-mail: congchungtainha.com@gmail.com
- Website: https://congchungtainha.com
- Facebook: fb.com/Dichvucongchung