DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ HÀ NỘI - UY TÍN NHANH GỌN GIÁ RẺ

Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực

Nội dung

Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực là câu hỏi được nhiều quan tâm nhất. Để mọi người hiểu rõ hơn về công chứng và chứng thực thì xin mời quý vị và các bạn hãy cùng Congchungtainha.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Xem thêm>>> Dịch vụ công chứng mua bán xe ô tô

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận cho các giao dịch dân sự. Đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và giao dịch.

Công chứng là hình thức mà ở đó, công chứng viên sẽ chứng nhận:

  • Tính xác thực cũng như hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng hình thức văn bản.
  •  Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà luật quy định giấy tờ, tài liệu này phải công chứng hoặc do các bên tự nguyện muốn thực hiện công chứng khi luật không bắt buộc.

Theo đó, có một số loại hợp đồng liên quan đến bất động sản như hợp đồng mua bán, tặng cho, thế chấp… bất động sản bắt buộc phải thực hiện công chứng và nếu các bên không thực hiện công chứng thì hợp đồng, giao dịch đó sẽ bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý.

Với các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng, trong nhiều trường hợp, các bên có nhu cầu công chứng bởi khi đã có công chứng sẽ đảm bảo hơn cho các bên về mặt pháp lý, hạn chế những rủi ro khi không thực hiện công chứng.

Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực
Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực

Chứng thực là gì?

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền làm chứng cho các giao dịch dân sự. Đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và giao dịch.

Ở đây mình bỏ qua vấn đề sao y bản chính. Sao y bản chính và việc cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực việc bản sao có nội dung giống với bản chính. Tham khảo sao y bản chính là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Theo Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cụ thể như sau:

“Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch…”

Công chứng và chứng thực có gì khác nhau?
Công chứng và chứng thực có gì khác nhau?

Điểm khác biệt công chứng và chứng thực:

Về thẩm quyền thực hiện công chứng và chứng thực: Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng thực hiện. Còn chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện.

Bạn cần lưu ý công chứng viên cũng có thẩm quyền chứng thực. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận” và “Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch”, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

Chứng thực chỉ thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các giấy tờ của người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng nhận không đề cập đến nội dung. Trong khi đó công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.

Hiện tại pháp luật không quy định hợp đồng, giao dịch được chứng thực hoặc được công chứng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn. Do đó người dân có thể lựa chọn giữa công chứng và chứng thực. Thực tế cho thấy các hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ được đảm tính hợp pháp và giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.

Điểm khác biệt công chứng và chứng thực
Điểm khác biệt công chứng và chứng thực

Một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng và chứng thực:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450 Bộ luật Dân sự 2005); Việc mua bán bất động sản bán đấu giá (Điều 459); Hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 463).
  • Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng.
  • Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điều 167 Luật đất đai 2013)…

Ví dụ về công chứng và chứng thực

Tôi xin dẫn chứng một ví dụ rất cụ thể cho các bạn hiểu rõ về công chứng và chứng thực có sự khác biệt nhiều, sự khác biệt này đến từ nội tại của khái niệm hai việc làm trên.

Ví dụ: A và B đi công chứng hợp đồng mua bán. Công chứng viên phải kiểm tra giấy tờ: nhân thân của A, B; giấy tờ về tài sản. Từ đó soạn ra hợp đồng mua bán đưa cho A và B ký trước mặt mình. Cuối cùng chứng nhận vào trong hợp đồng mua bán. Như vậy, công chứng viên phải đảm bảo tính pháp lý của giao dịch, đảm bảo nội dung hợp đồng mua bán, đảm bảo việc giao dịch thực hiện trước sự chứng kiến của mình.

Tương tự, A và B ra chứng thực hợp đồng mua bán. Thì hợp đồng mua bán A và B phải soạn nội dung. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra giấy tờ nhân thân của A,B và làm chứng cho việc A và B đã ký vào hợp đồng mua bán, thời gian và địa điểm giao dịch. Họ không chịu trách nhiệm về mặt nội dung giao dịch.

Kết luận

Trên đây là bài chia sẻ của Congchungtainha.com về sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi. Mọi thông tin, thắc mắc cần tìm hiểu thêm về văn phòng công chứng và các loại dịch vụ công chứng và dịch thuật thì khách hàng có thể trực tiếp liên hệ với Congchungtainha qua:

  • Hotline: 0829 079 555
  • E-mail: congchungtainha.com@gmail.com
  • Website: https://congchungtainha.com
  • Facebook: fb.com/Dichvucongchung
  • Đại chỉ VP Hà Nội: Số 83 Giải Phóng, Hoàng Mai.
  • Đại chỉ VP TP.HCM: Số 82 Đỗ Xuân Hợp, Quận 9.
Picture of CongChung

CongChung

Chuyên gia luật chuyên cung cấp dịch vụ công chứng, với 10 năm kinh nghiệm hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn các vấn để về công chứng.

Công chứng tại nhà ở Hà Nội

Công chứng tại tòa nhà ở Hà Nội

Bài Viết Mới

Dịch Vụ Nổi Bật

Contact Me on Zalo